(028) 66844775 - 0902760910 banhang@phuclanshop.com
Danh mục sản phẩm

Tự học điện tử: Bài 2: Bước đầu làm quen với loại ic lập trình.

29 Tháng Tám 2015

 

Rất vui khi thấy   Bạn vào xem...

 

 

Dẫn nhập

 

 

Điện tử là môn học vật lý, nó hoạt động theo nguyên lý hoàn toàn mang tính khách quan. Tuy nhiên các ý tưởng, các mong muốn của chúng ta lại mang tính chủ quan hoàn toàn. Chủ quan là cái của mình nằm ở bên trong của mọi người, kh́ách quan là cái tự nó vận hành, nằm ở bên ngoài, độc lập với mọi người. Do vậy khi học môn điện tử, Bạn phải luôn luôn nhớ hướng cái ý thích của mình sao cho phù hợp với cái tự thân hoạt động của các board mạch.

 

Trước đây, môn điện tử được thực hiện trên các linh kiện cơ bản, đơn lập, như: Điện trở R, tụ điện C, cuộn cảm L, biến áp T, diode D, led, transistor Q, IC...Dùng các linh kiện này, chúng ta đã ráp được nhiều dạng mạch điện chức năng, như:

 

* Mạch khuếch đại dùng biến một tín hiệu yếu thành mạnh.

* Mạch dao động dùng tạo ra các dạng tín hiệu.

* Mạch điều khiển dùng tác động đến các chủ thể cho theo đúng ý của người điều khiển.

* Mạch liên lạc hữu tuyến, vô tuyến.

* Radio, Cassette, TV, Camera...

 

... Ngày nay, trên sự phát triển của lý thuyết mạch số, trên sự tiến bộ phi thường của công nghệ chế tạo nano tạo ra các linh kiện nhỏ li-ti, chúng ta đã tạo ra được bước đột phá có tính cách mạng trong ngành điện tử học. Cụ thể là đã chế được nhiều chủng loại ic vi điều khiển, ic vi xử lý, hoạt động theo các mã lệnh có trong các dạng bộ nhớ, như bộ nhớ EEPROM, bộ nhớ RAM...Hơn thế nữa, người ta còn tích hợp được các ic vi xử lý và các ic nhớ trong cùng một ic và tạo ra loại ic đơn phiến <IC one chip> rất tiện dụng. Cũng từ đó chúng ta có nhiều chủng loại ic lập trình đơn phiến, như: ic vi điều khiển họ AT89Cxxxx, ic PIC, ic AVR, ARM...Tất cả các ic này đều thuộc nhóm ic lập trình, nghĩa là nó vận hành theo các câu lệnh có trong các bộ nhớ, mà các câu lệnh lại có từ các ý tưởng chủ quan của chúng ta, nó là sản phẩm do chúng ta nghĩ ra và tìm cách "cấy nạp" vào các bộ nhớ. Sự kết hợp cái chủ quan <của con người> và sự khách quan <của máy móc> đã tạo ra vô số các thiết bị điện tử ngày càng có nhiều ứng dụng rất đặc sắc.

 

Có thể nói, chúng ta gần như ngày càng thành công hơn trong công việc chế tạo ra được một cấu trúc giống như mô hình của sinh học. Nó gồm có phần "thân - Body" và phần thân này được vận hành theo phần "trí não - Brain". Đó là hình ảnh của một sinh thể sống vậy.

 

Trong bài viết này, tôi giới thiệu đến các Bạn trẻ, nhất là với các Bạn mới làm quen với môn điện tử, một vài kiểu mạch hoạt động với loại ic lập trình. Bắt đầu cho đơn giản và dễ học, chúng ta sẽ  tìm hiểu các ic vi điều khiển họ AT89Cxxxx, như: ic AT89C51 <có 40 chân>, AT89C2051 <có 20 chân>... Do bài viết này dùng cho các Bạn mới bước vào ngưỡng cửa của môn điện tử học <Điện tử nhập môn> nên tôi dùng cách viết không cao siêu, phức tạp mà dùng lời văn mang tính đời thường, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm. Mong bài viết có ích với Bạn.

 

 

Giới thiệu mạch điện chính dùng cho bài viết.

 

 

Với bất cứ mạch điện nào cũng vậy, việc trước tiên là khảo sát mạch cấp nguồn. Do các ic lập trình cần được nuôi với mức nguồn DC ổn định, nên chúng ta sẽ dùng loại ic có chức năng ổn áp để cấp điện cho nó. Trong mạch dùng ic ổn áp 3 chân họ 78xxx và với ic 7805, trên ngả ra <chân Output> chúng ta sẽ có mức áp 5V với độ ổn định cao, và dùng mức áp này cấp cho các ic lập trình họ AT89Cxxxxx, chúng ta biết các ic lập trình này, thường có qui định như sau: Chân cuối của hàng dưới là cho nối vào đường masse để lấy dòng và chân cuối của hàng trên là cho nối vào đường nguồn DC 5V.

 

 

Trong mạch, Bạn dùng biến áp vừa để giảm áp AC vừa có tác dụng cách ly để giữ an toàn cho người sử dụng. Mức áp ra trên cuộn thứ cấp lấy khoảng ̣9V là đủ <12V tuy hơi cao nhưng cũng được>, sau khi qua cầu nắn dòng toàn kỳ với 4 diode, chúng ta có dòng điện dạng xung một dấu <đơn pha>, Bạn cho dòng điện dạng xung này nạp vào một tụ hóa lớn, dùng tụ hóa lớn làm kho chứa điện, nó có công dụng vừa giảm mức dợn sóng, vừa nâng cao mức áp DC <tụ sẽ nạp lên đến mức cực đại> và vừa có tác dụng ổn định điều kiện cấp điện cho tải <ổn áp bằng tụ hay ổn dòng bằng cuộn cảm được gọi là cách ổn định thụ động, ổn áp bằng transistor hay bằng ic được gọi là ổn áp tích cực>. Sau đó dùng ic ổn áp 7805 để có 5V cấp cho ic lập trình. Bạn nhớ khi dùng ic ổn áp họ 78xxx <hay họ 79xxx, họ 79xxx dùng ổn áp trên các đường nguồn âm>, trên ngả ra <tức trên chân Output> Bạn phải gắn một tụ hóa nhỏ <khoảng 10uF đến 100uF> để tránh hiện tượng mạch phát sinh dao động tự kích, khi xuất hiện dao động mức áp DC trên đường nguồn sẽ nhấp nhô, lúc vọt lên lúc tuột xuống. Để lọc bỏ các tín hiệu nhiễu tần cao nhiễm trên đường nguồn DC, Bạn nhớ dùng các tụ nhỏ, thường có trị khoảng 0.1uF <104> là được. Do để biết mạch có vào điện hay chưa, Bạn dùng một Led đỏ làm chỉ thị, với Led luôn phải nhớ dùng điện trở hạn dòng, vì dòng quá lớn sẽ làm hư Led. 

 

 

 

 

Hình vẽ cho thấy các linh kiện phụ dùng thêm ở bên ngoài của một ic lập trình. Quá ít linh kiện phụ phải không? Do đó có thể nói ic lập trình rất dễ dùng mà. Thí dụ: Với ic lập trình AT89C2051, có 20 chân, thì:

 

1. Bạn cho chân 10 <chân cuối của hàng dưới> nối masse, chân 20 <chân cuối của hàng trên> nối nguồn 5V. Dòng điện tử sẽ chảy vào ic qua chân số 10 và dòng điện tử sẽ chảy ra trên chân số 20.

2. Trên chân 1 cho mắc mạch tụ C <khoảng 10uF> và điện trở R <khoảng 10K> để tạo tác dụng Reset. Tác dụng Reset sẽ xác lập trạng thái khởi đầu cho các bộ phận trong ic lập trình.

 

3. Trên chân 4 chân 5, cho mắc thạch anh định tần <thường dùng thạch anh 12MHz> để có xung nhịp 1MHz. Ngang thạch anh Bạn gắn 2 tụ nhỏ để bù nhiệt ổn tần.

 

Chỉ với một ít phụ kiện bên ngoài thêm vào như vậy, ic lập trình AT89C2051 đã sẵn sàng hoạt động theo các câu lệnh mà do Bạn đã soạn ra và cho nạp vào bộ nhớ của nó. Loại ic lập trình dễ dùng quá phải không Bạn?

 

 

 

 

Một khi ic lập trình chấp hành các lệnh của Bạn nó sẽ biểu hiện như thế nào? Cách biểu hiện "tuân theo lệnh" của các ic lập trình là nó sẽ đặt mức áp ra trên các chân của các cảng lúc thì ở mức áp cao <thường gọi là bit 1> hay khi thì ở mức áp thấp <thường gọi là bit 0> đúng theo nội dung của các câu lệnh. Do vậy với các ic lập trình Bạn phải biết thật rõ các chân của các cảng và khi biên soạn một chương trình nguồn, Bạn sẽ phải tính toán xem lúc nào thì chân nào sẽ cho lên mức áp cao và chân nào thì cho ở mức áp thấp. Mức áp cao để làm gì và vì sao phải đặt nó ở mức áp thấp.

 

Thí dụ:

 

1. Với các Led gắn trên chân C của một transistor, chân B của transistor gắn vào một chân của cảng p1 chẳng hạn, lúc đó nếu xuất ra bit 1 <mức áp cao> thì transistor sẽ bão hòa và các Led trên chân C sẽ sáng và nếu cho ra bit 0 thì transistor sẽ ngưng dẫn và các Led sẽ tắt.

 

2. Nếu tải lại là một relay, thì khi xuất bit 1, transistor bão hòa cấp dòng cho cuộn tạo từ nó sẽ hút tiếp điểm lá kim xuống và khi xuất ra bit 0 thì transistor sẽ ngưng dẫn và cuộn kích từ mất dòng nó sẽ cho nhã tiếp điểm lá kim ra.

 

3. Nếu tải là một motor DC thì khi xuất bit 1 -> motor sẽ quay và bit 0 -> motor sẽ dừng.

 

Các chân của các cảng vừa dùng làm ngả ra và cũng vừa làm ngả vào, điều này tạo ra rất nmhiều ứng dụng hấp dẫn. Bạn có thể tìm xem thêm các bài tôi đã viết trong các mục trước.

 

 

 

 

I. Giới thiệu linh kiện dùng trong mạch.

 

 

 

 

Trước khi muốn ráp một mạch điện nào, Bạn phải tập trung đầy đủ các linh kiện của mạch điện, như: điện trở R, tụ điện C, Led, diode D, transistor, ic lập trình…và quan trọng hơn là board cắm đa năng, việc lắp ráp sơ đồ mạch điện trên board cắm đa năng rất thuận tiện. Hầu như tất cả các bài thực hành tôi đều ráp trên board cắm này truóc, Chỉ sau khi mạch hoạt động tốt, tôi sẽ làm bảng mạch in để chuyển các linh kiện trên board cắm lên bảng mạch in. Bạn xem hình.

 

 

  

 

Ở Mỹ nếu Bạn biết sử dụng các linh kiện có trên các board mạch điện cũ, Bạn sẽ có rất nhiều linh kiện đặc dụng, chiều chiều, Bạn chỉ cần đi rão một vòng qua các phố là có thể bê về rất nhiều các thiết bị điện tử người ta bỏ bên đường, như: TV, đầu máy, radio cassette, ampli, loa…. “Làm thịt” các thiết bị này Bạn sẽ có được rất nhiều linh kiện đúng theo công dụng của mình. Ở đây, nhờ biết cách tìm kiếm các linh kiện nên tôi ít bị động về vấn đề này. 

 

 

Bây giờ tìm hiểu các linh kiện dùng cho bài thực hành 

 

 

 

 

 

Với các mạch điện tử thực dụng, mạch thường làm việc ở mứa áp DC thấp, lúc đó Bạn thường phải dùng các biến áp cách ly và cho giảm áp 220V xuống 9V. Với loại biến áp nhỏ này, chúng ta thường hiểu nó qua 3 hệ thức sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình chụp cho thấy các cầu trong đó có 4 diode dùng để nắn dòng, chuyển đổi dòng điện xoay chiều ra dạng dòng xung một chiều. Để có nguồn điện DC <giống như nguồn điện của pin>, trong mạch thường phải dùng thêm tụ hóa, làm kho chứa điện.

 

 

 

 

 

Một vài ghi nhận về các ic ổn áp 3 chân họ 78xxx và họ 79xxx.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Làm quen với một loại ic lập trình rất phổ biến:

 

ic lập trình họ AT89C...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Mạch điện cơ bản.

 

 

 

 

 

Hình chụp cho thấy toàn phần mạch điện dùng ic lập trình AT89C2051 được ráp trên board cắm đa năng. Trên board này Bạn chú ý các vùng mạch:

 

1. Vùng mạch cấp nguồn với ic 7805. Quanh ic 7805 là cầu nắn dòng với 4 diode, các tụ dùng làm kho điện, tụ lọc nhiễu, tụ dập dao đông tự kích và led chỉ thị.

 

2. Vùng mạch với ic lập trình AT89C2051. Quanh ic AT89C2051 là mạch reset và mạch định tần với thạch anh.

 

 

Sơ đồ mạch điện được vẽ lại trên OrCAD như các hình sau: <Bạn xem hình>

 

 

* T1 là biến áp tạo cách ly. Mức volt trên cuộn sơ cấp là 220V, mức volt cho ra trên cuộn thứ cấp là 9V.

* Cầu nắn dòng với 4 diode, dĩ nhiên Bạn cũng có thể dùng 4 diode đơn lập làm cầu nắn dòng cũng được.

* C1 là tụ hóa lớn dùng làm kho chứa điện, nhằm ổn định điều kiện cấp điện cho tải.

* C2 là tụ lọc bỏ nhiễu tần số cao nhiễm vào đường nguồn.

* IC7805 tạo ra mức áp DC 5V có độ ổn đinh tốt để cấp điện cho ic lập trình.

* C3 là tụ hóa dùng dập hiện tượng dao động tự kích.

* C4 là tụ lọc nhiễu như tụ C2.

* Led dùng chỉ thị nguồn, khi có điện vào led sẽ sáng.

* R1 là điện trở định mức dòng làm việc cho Led.

 

 

 

 

 

Nhìn vào sơ đồ mạch điện, Bạn thấy:

 

* Chân 10 cho nối masse để lấy dòng <dòng điện tử chảy vào ic qua chân này>, chân số 20 nối vào đường nguồn 5V có độ ổn định tốt.

 

 

* Để tạo tác dụng reset, chân số 1 cho nối lên mức nguồn 5V qua tụ C5 và nối xuống đường masse với điện trở R3. Ngay khi mạch đuợc cấp nguồn, tụ C5 sẽ nạp điện kéo chân 1 lên mức áp cao tạo tác dụng reset, chỉ sau một lúc tụ C5 nạp đầy mức 5V, chân số 1 trở lại mức áp thấp và ic lập trình sẽ bắt đầu hoạt động khởi từ dòng lệnh ở địa chỉ 0000h. Khi ic lập trình đang hoạt động, nếu lúc này Bạn nhấn nút reset SW1, ic lập trình sẽ quay lại khởi hành lại từ trạng thái reset. 

 

* Để xác định tần số xung nhịp cho mạch dao động có trong ic, để định chu kỳ lệnh, trên chân 4 và chân 5 Bạn cho gắn thạch anh X1. Ở đây dùng tụ nhỏ C6, C7 có công dụng bù nhiệt ổn tần. Với thạch anh có tần số 12MHz, tần số xung nhịp sẽ là 1MHz và như vậy chu kỳ thực hiện một lệnh sẽ là 1us.

 

* Khi ic lập trình hoạt động, các dữ liệu sẽ cho xuất nhập trên các chân của cảng p1 và p3. Trong mạch trên cảng p1. chúng ta cho treo áp vói các điện trở trong thanh điện trở RB1, điều này sẽ giữ cho trạng thái mức áp cao trên cảng 1 tốt hơn. 

 

Ghi nhận: Qua các ghi chú trên các chân, Bạn thấy có một số chân trên cảng p1 và p3 có tính đa nhiệm <trên một chân làm nhiều nhiệm vụ>. Thí dụ như:

 

- Chân p3.0 <RXD> và chân p3.1 <TXD> ngoài công năng xuất nhập dữ liệu còn dùng cho việc truyền dữ liệu qua lại theo dạng nối tiếp.

 

- Chân p3.2 </INT0> và chân p3.3 </INT1> còn dùng làm công năng nhẩy ngắt ngoài.

 

- Chân p3.4 <T0> và p3.5 <T1> còn dùng nhập xung từ bên ngoài cho bộ đếm Timer.

 

- Chân p1.0 <AIN0> và p1.1 <AIN1> còn dùng nhập tín hiệu dạng Analog.

 

Nhìn chung các phụ kiện bên ngoài thêm vào chung quanh ic lập trình AT89C2051 là không nhiều lắm, có thể nói mạch điện khá đơn giản, dễ dùng.

 

 

 

 

Hình vẽ cho thấy:

 

* Với Q1, chân B qua điện trở hạn dòng cho nối vào một chân của cảng ngả ra, trên chân C cho gắn các Led D6, D7 và điện trở hạn dòng R6. Vậy khi xuất bit 1 transistor Q1 sẽ bão hòa và các Led trên chân C sẽ sáng khi xuất bit 0, transistor Q1 sẽ ngưng dẫn và các Led sẽ tắt.

 

* Với Q2, trên chân C là một motor DC, và diode dập xung nghịch phát ra từ các cuộn dây trong motor. Khi xuất bit 1, transistor Q2 bão hòa và motor đuợc cấp dòng nên quay, khi xuất bit 0, Q2 ngưng dẫn và motor sẽ dừng.

 

* Với Q3, trên chân C là một relay 12V. Vậy khi xuất bit 1, transistor Q3 bão hòa, relay đuợc cấp dòng nó tạo ra từ lực và làm thay đổi vị trí của khóa K1. D9 có tác dụng dập xung nghịch phát ra từ cuộn dây của relay. Khi xuất bit 0, Q3 ngung dẫn, cuộn dây mất dòng, tiếp điểm lá kim trở lại trạng thái cố hữu.

 

Trên đây chúng ta chỉ đơn cử vài ứng dụng thường gặp. Nói chung trên các chân của các cảng chúng ta có thể cho điều khiển rất nhiều các loại tải khác nhau.

 

 

 

 

 

 

IV. Nguyên lý làm việc của mạch.

 

 

 

 

Hình chụp cho thấy:

 

Trên board cắm đa năng tôi cắm các linh kiện theo sơ đồ mạch điện. Do mạch dùng ít linh kiện nên việc ráp thực hành không mất nhiều thơi gian.  Khi ráp thực hành Bạn chú ý:

 

* Chân các linh kiện không cắm qua xa nhau, vì khoảng cách của các lổ cắm đã lấy đúng kích thuóc của các chân linh kiện.

 

* Các linh kiện đặt trên mạch chỉ theo hướng ngang hoặt theo hướng dọc, không đặt các linh kiện nằm nghiêng.

 

* Khoảng cách các linh kiện càng gần nhau càng tốt. Như vậy board mạch in sẽ nhỏ và mạch hoạt động tốt ở vùng tần số cao.

 

 

 

Khi ráp xong mạch, hãy kiểm tra các đường nối, khi Bạn tin rằng mọi thứ đều đã ráp đúng thì cấp nguồn đo kiểm tra. Kiểm tra nguồn nuôi, kiểm tra tín hiệu có trên các chân của thạch anh. Nếu thấy bình thuờng thì chuyển qua công đoạn viết các câu lệnh rồi cho dịch ra mã lệnh và cho nạp vào bộ nhớ EEPROM của ic lập trình và kiểm tra sự vận hành của các câu lệnh.

 

 

 

Sơ đồ mạch điện được vẽ lại với trình Capture CIS của OrCAD. Vẽ xong Bạn cho cắt hình rồi dán vào trình Paint để trình bày lại, cho ghi chú vào sơ đồ mạch điện và cho tô màu nếu thấy thích. Nguyên lý làm việc của mạch như sau:

  

Qua biến áp T1, chúng ta có 9V AC trên cuộn dây sơ cấp, sau khi qua cầu nắn dòng với 4 diode, chúng ta có dòng xung một dấu (pha dương), dòng xung cho nạp vào tụ hóa C1, do tụ C1 nạp đến mức áp cực đại, nên trên tụ sẽ có mức áp DC khoảng 12V. Qua ic ổn áp 7805, ở chân ngả ra chúng ta sẽ có mức áp DC 5V, mức áp này có độ ổn định rất tốt và dùng để cấp cho chân 20 của ic lập trình AT89C2051. Khi dùng ic ổn áp 3 chân họ 78xx, chúng ta biết nếu trên tải không có gắn thành phần tụ điện, mạch điện trong ic sẽ dễ phát sinh dao động tự kích làm cho mức áp 5V chập chờn, lúc lên cao lúc xuống thấp, do đó trong mạch Bạn dùng tụ C3 để giữ cho mạch không phát sinh dao động tự kích. Chúng ta biết do kết cấu bên trong của các tụ hóa có chứa tính ống dây nên khả năng lọc bỏ các tín hiệu nhiễu tần số cao của các tụ hóa kém, do vậy chúng ta phải dùng thêm 2 tụ gốm C2, C3 để lọc bỏ các tín hiệu nhiễu ở vùng tần số cao nhiễm vào đường nguồn DC. Mạch dùng một Led D5 với điện trở hạn dòng R1 để chỉ thị trạng thái có điện vào mạch.

 

Trên ic lập trình AT89C2051, chân số 10 cho nối masse, chân số 20 cho nối vào đường nguồn 5V. Chân số 1 gắn tụ C5 và điện trở R3 để tạo tác dụng reset. Chân 4 và chân 5 gắn thạch anh định tần X1=12MHz. Các tụ nhỏ C8, C9 dùng bù nhiệt ổn tần. Trên cảng p1 dùng thanh 8 điện trở để treo áp. Trong sơ đồ mạch điện này, chúng ta chỉ cho xuất bit trên các chân 3, 2, 6, 7.

 

Trong mạch điện này, chúng ta làm thực hành với các loại tải sau:

 

- Bit ra trên chân 7, qua transistor Q4 cho kích thích một loa nhỏ, dùng làm thực hành với các chương trình phát nhạc.

 

- Bit ra trên chân 6, qua transistor Q3 cho đóng mở một relay 12V, ở đây dùng tiếp điểm lá kim K1 của relay để đóng mở các thiết bị khác, thiết bị này hoàn toàn được cách ly với board mạch. Diode D9 có tác dụng dập biên các điện áp ứng xuất hiện trên cuộn dây mỗi khi relay bị cắt dòng.

 

- Bit ra trên chân 2, qua transistor Q2 cấp dòng cho một motor DC. Diode D8 có tác dụng dập xung nghịch phát ra từ các cuộn dây ứng bên trong motor DC (Công dụng tương tự như D9).

 

- Bit ra trên chân 3, qua transistor Q1 cấp dòng tắt mở cho các Led D6, D7. Điện trở R5 dùng để hạn dòng.

 

Tóm lại có thể nói sơ đồ mạch điện trên cho thấy phần cứng của một mạch điện dùng ic lập trình AT89C2051. Sau khi Bạn đã ráp xong sơ đồ mạch điện này, Bạn sẽ có thể dùng nhiều câu lệnh để điều khiển các loại tải, như Led, motor DC, relay, loa…. Khởi đầu nên viết các câu lệnh đơn giản và dần dần hãy nâng mức độ khó lên, tôi nghĩ chẳng mấy chóc Bạn sẽ quen dùng các loại ic lập trình phục vụ cho các công việc của Bạn. Lúc đó Bạn sẽ thấy công việc của mình là một trò chơi rất trí tuệ.

 

 

 

 

 

 

 

Nếu Bạn thích xem hình và nghe giải thích về nguyên lý làm việc của mạch, Bạn click vào dòng này để dẫn đến youtube.

 

 

 

 

 

V. Đơn cử một ứng dụng điển hình của ic lập trình.

 

 

 

 

 

Từ phần cứng này, chúng ta thử lập trình theo các yêu cầu sau:

 

* Mở nguồn cả 2 đèn A và B đều ở trạng thái tắt.

* Nhấn nút chọn, cả 2 đèn cùng sáng.

* Nhấn nút chọn lần nữa. A sáng và B tắt.

* Nhấn nút chọn lần nữa. B tắt và A sáng.

* Nhất nút chọn lần nữa cả 2 đèn đều tắt.

* Bất cứ lúc nào, Bạn nhấn nút Stop, cả 2 đèn A và B đều tắt.

 

 

Theo các qui định mà chúng ta tự đặt ra chúng ta sẽ dùng các câu lệnh sau đây để làm được các điều này.

 

 

org 0000h
start:
       clr p3.0
       clr p3.1
       jb p3.7, $
ll1:  call del
       jb p3.7, ll1
       jmp ch_tr1
ch_tr1:
       setb p3.0
       setb p3.1
       jmp k2
k2:
       jnb p3.7, $
       jb p3.7, $
ll2:  call del
      jb p3.7, ll2
      jmp ch_tr2
ch_tr2:
      clr p3.0
      setb p3.1
      jmp k3
k3:
      jnb p3.7, $
      jb p3.7,  $
ll3:  call del
      jb p3.7, ll3
      jmp ch_tr3
ch_tr3:
      setb p3.0
      clr p3.1
      jmp k4
k4:
      jnb p3.7, $
      jb p3.7, $
ll4: call del
     jb p3.7, ll4
     jnb p3.7, $
     jmp start
del:
      mov r7, #20
v6: mov r6, #100
      djnz r6, $
      djnz r7, v6
      jb p3.5, qua
      jmp start
qua:
      ret
end
 

 

Dùng trình M-IDE để cho dịch file nguồn ra file mã lệnh. Bạn xem hình:

 

 

 

 

File mã lệnh hệ hexadecimal được khai báo như sau:

 

 

:10000000C2B0C2B120B7FD12005420B7FA020010EE
:10001000D2B0D2B102001730B7FD20B7FD120054A4
:1000200020B7FA020026C2B0D2B102002D30B7FDCF
:1000300020B7FD12005420B7FA02003CD2B0C2B182
:1000400002004330B7FD20B7FD12005420B7FA304C
:10005000B7FD80AC7F147E64DEFEDFFA20B502803F
:020060009F22DD
:00000001FF

 

 

 

 

Bạn click vào đây để vào youtube, xem hình và nghe thêm phần phân tích mạch.

 

 

 

 

Phần mở rộng:

 

 

 

Thử dùng Layout plus làm bảng mạch in cho các ic lập trình.

 

 

A. Sơ đồ mạch điện sau được dùng để ráp thực hành với ic lập trình AT89C2051

 

 

 

Đây là mạch tối giản của ic lập trình AT89C2051. Nguồn dùng ic ổn áp 7805, ngả vào chống dòng ngược bằng diode 1N4007. Trên chân 1 gắn tụ 10uF và điện trở 10K tạo tác dụng reset, trên chân 4, 5 gắn thạch anh định tần 12MHz. Trên cảng port 1 gắn thanh 8 điện trở treo áp. Khi mạch được cấp nguồn, các bit 1, bit 0 sẽ cho xuất ra trên cảng p1 và cảng p3. Bạn dùng các bit này để điều khiển các thiết bị theo ý riêng của Bạn. 

 

 

B. Tôi dùng Layout plus của OrCAD để vẽ nhanh bảng mạch in dùng cho sơ đồ mạch điện trên. 

 

 

 

1. Board mạch in lớp bottom, các dãy chân hàn dùng như board cắm đa năng, các linh kiện cần dùng thêm Bạn sẽ cho hàn trên các lỗ chân này và dùng dây jump để nối mạch.

 

 

 

 

 

 

2. Đây là lớp top, trên đó chúng ta đặt các outline của các chân hàn, nhờ có các outline này, chúng ta dễ dàng ráp mạch.

 

 

 

 

 

3. Bên dưới lớp bottom tạo bảng che để che các đường mạch không hàn, chỉ chừa ra các chân hàn. Nhờ bảng che này chúng ta có thể phủ lớp tránh ăn chì, và có thể dùng board theo kỹ thuật hàn nhúng. 

 

 

 

Tạm kết

 

Qua bài viết trên tôi mong Bạn đã làm quen được với loại ic lập trình, biết cách dùng loại ic này giải quết các công việc mà Bạn muốn làm. Trong các bài tiếp theo tôi sẽ tiếp tục chọn ra các chủ đề mà nhiều Bạn thích để giới thiệu đến Bạn. Tôi sẽ dùng nhiều file hình và tiếng để ghi lại hình và lời giải thích để Bạn dễ tiếp thu hơn, đở chán hơn. Nếu có ý kiến đóng góp cho người soạn, Bạn hãy gửi e-mail về cho chúng tôi để được nghiên cứu và hoàn chỉnh trang web học tập này. Cũng mong Bạn nhiệt tình giới thiệu trang Web này cho nhiều nhiều Bạn yêu thích môn điện tử vào xem. Người soạn rất vui khi trang Web này sẽ trở thành địa điểm thường xuyên gặp nhau của dân khoái môn điện tử. Mong lắm thay...

 

 

 

 

Thư giãn sau bài học

 

 

Đôi bàn tay kỳ diệu của con người tạo ra mọi vật, Bạn xem clip: Trò chơi đất sét ở Mỹ.

 

và tôi tự hỏi...đến ngày nào? đến bao giờ?

 

Chúng ta sẽ mới chế ra được bàn tay robot giống như bàn tay diệu kỳ của con người.

 

Ha ha  !!!  ^_^ !!!Chắc còn lâu lắm lắm...

 

 

 

 

Bạn click vào dòng này để có giây phút thư giản.

 

 

 

Và cũng với câu nhắn quen thuộc là...

 

 

Vui lòng để lại bình luận
Nhận xét
16/10/2023 6:58 CH
finasteride psa adjustment calculator

CCL39 cells have been engineered to additionally express human type M 1 muscarinic acetylcholine receptors 9 <a href=http://propec.cfd>propecia for sale</a>

07/06/2024 4:31 SA
accutane cialis

<a href=https://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>cialis generic best price</a> pdf femmax tablets uk The China Association of the National Shipbuilding Industrysaid on its website that the combined profits of 80 majorshipbuilders slumped 54 percent to 3

  • online support profile

    vivian.wang.yun

    Kinh doanh linh kiện và thiết bị ngành điện tử và điều khiển điện
Top