(028) 66844775 - 0902760910 banhang@phuclanshop.com
Danh mục sản phẩm

Kể chuyện: Tôi tìm ý tưởng kỹ thuật trong (cửa hàng) Goodwill Store

29 Tháng Tám 2015

Tôi đến Mỹ không lâu (năm 2009), chỉ vài tháng mà đã lang thang khắp các nơi, đi làm thực tế đủ thứ chuyện, cái thích của tôi là làm bất cứ việc gì cũng muốn tìm hiểu nó cho đến nơi đến chốn. Trong bài kể chuyện sinh hoạt đời sống thường nhật ở nước Mỹ của tôi lần này, tôi chia bài kể chuyện ra làm 2 phần:

 

Phần 1: Dùng các hình chụp để giới thiệu đến Bạn một Goodwill Store ở gần nhà.

Phần 2: Cùng Bạn phân tích một thiết bị tẩy rữa bằng sóng siêu âm mua được giá rẽ ở cửa hàng Goodwill.

 

Nếu Bạn mới đến Mỹ, Bạn sẽ thấy cuộc sống ở bên này tuân theo những qui luật rất lạ và rất khác bên nhà. Người ta có thể phải tốn rất nhiều tiền để có đời sống tiện nghi đầy đủ, nhưng cũng có thể chi rất ít tiền cũng tạo được cơ ngơi không thiếu gì. Tựu trung là ở cách sống và ý thích của mỗi từng người và cũng còn tùy ở sự hiểu biết của cá nhân nữa. Với cái nghề làm một thầy giáo kỹ thuật, tôi thích đi vào lãnh vượt khoa học, giáo dục kỹ thuật và công nghệ, nên lúc nào có dịp tôi sẽ kể cho Bạn nghe các ghi nhận của tôi. Mong bài viết giúp Bạn có thêm một gốc nhìn đầy đủ: Thế nào là một xã hội tiến bộ ?...hiện nay là vào bậc nhất của thế giới.

 

 

Phần 1: Các hình ảnh giới thiệu cửa hàng Goodwill Store.

 

Hình 1: Hình chụp cho thấy cửa hãng Goodwill ở gần khu nhà tôi ở. Mới nhìn vào Bạn thấy gì? Một dãy nhà đóng kín phải không? Các cửa hàng ở xứ Mỹ (nhất là ở vùng Đông Bắc này) thường không phô trương bên ngoài màu mè như ở xứ mình, mọi sinh hoạt đều chỉ ở bên trong. Ở Mỹ muốn vào cửa hàng nào, Bạn cứ đẩy cửa vào và tự do rão tìm các thứ Bạn muốn. Do bên trong các cửa hàng không khí thường được điều hòa ấm áp nên ở đây cũng là nơi đến chơi của nhiều người nhàn nhã, nhiều người Bạn già, Bạn cùng ý thích cũng thường vào đây để gặp nhau và tán chuyện trời nước cả buổi. Ở đây tôi làm quen được với nhiều người đồng hương và các người xứ khác như Hàn Quốc, Phi Luật Tân, và nhất là nhóm người Hoa Đài Loan và Lục Địa nữa. Bạn hãy đẩy cửa và bước vào cửa hàng này cùng tôi nhé!

 

 

Hình 2: Ở ngỏ sau của Goodwill Store, Bạn thấy trên cánh cửa ghi dòng chữ Donation Center, đây chính là nơi mà các người mang đồ không dùng đến hiến tặng cho cửa hàng. Hàng ngày đi ngang qua đây, tôi thường thấy nhiều người Mỹ tự lái xe, chở theo lĩnh kỉnh các món đồ mà họ không còn dùng nữa, mang đến đây để hiến tặng. Muốn cho đồ, Bạn phải tự khiên vào và làm thủ tục kê khai, nghe đâu để được cửa hàng định giá và điều này có lợi cho người cho. Các thứ đồ cho này sẽ được nhân viên thiện nguyện của cửa hàng xử lý kỹ càn rồi để lên các thùng xe có bánh xe, kéo ra bên gian bán hàng, bày ra trên các kệ để mọi người chọn lựa. Một hình ảnh rất vui là mỗi khi các thiện nguyện viên đẩy xe đồ ra là các khách quen của cửa hàng thường "ghé lại nhìn vào" để tìm nhanh cái mình muốn. Ai cũng biết đồ ở đây giá rất rẽ và thường chỉ có một cái, nếu ai để tay vào món đồ nào trước thì người đó đã biểu hiện có ý muốn mua món đồ đó rồi, và sẽ không ai tranh mua món đồ đó nữa cả.

 

 

Hình 3: Bạn hãy kéo cửa ra và bước vào. Nhớ lại ngày đầu tiên tôi đến đây cùng a-Sáng, một người Bạn cũ đã sống ở Mỹ nhiều năm, tôi cũng đã bước vào cửa hàng này với bao ngỡ ngàn. Khi vào bên trong thấy đồ bày lung tung, đồ không ra đồ, có nhiều thứ đầu một nơi, thân một nẽo, còn cái đuôi (dây cắm điện) lại lọt mất trong kẹt tủ...

 

Lần đó tôi định tìm mua một dụng cụ giữ nóng cho ly cà-phê, do tính quen làm việc luôn phải có ly cà-phê bên cạnh,  không tìm thấy, tôi đã có ý mua lượt nóng dùng vuốt tóc của các bà và định đem về sẽ chế lại thành món đồ mà minh cần. Tôi biết các lượt vuốt tóc này chạy IC điều nhiệt với TRIAC cấp dòng cho các nhiệt trở để giữ nóng, mạch rất tốt, tôi đã mua với 3 đô về tháo ra phân tích board mạch và để đó chờ làm... Dĩ nhiên sau này tôi đã mua được món đồ mà mình cần, nên công việc chuyển đổi công dụng đã dừng lại ở bài viết: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của lượt vuốt tóc của các bà.

 

 

Hình 4: Mới vào cửa, đập vào mắt Bạn, sẽ là các gian hàng bày bán đủ các loại quần áo do hiến tặng mà có. Tôi thấy ở Mỹ, nhiều người thường mang quần áo ra các tiệm giặt và ngồi chờ sấy khô luôn ở đó, và ở các nơi này, người ta thường bày ra các thùng chứa đồ lớn và ghi trên đó dòng chữ, đây là nơi nhận đồ hiến tặng (Donation). Có nhiều người mang đồ vào tiệm giặt, giặt sạch rồi mang ra bỏ vào thùng, họ muốn cho các quần áo dư dùng của họ cho các người khác. Các quần áo bán ở đây đã qua khâu xử lý nên đồ thoạt nhìn cũng khá mới thơm và thường là các quần áo hàng hiệu. Nếu là đồ mới Bạn sẽ phải mua với giá vài chục đô hay cả trăm đô, nhưng ở đây Bạn có thể mua nó  với giá vài đô. Sau này tôi đi làm thợ điện với nhiều người bạn Mỹ, bạn người Hoa, họ cũng thường rũ tôi vào đây tìm các bộ đồ dầy chắc để mặc lúc làm việc. Còn bình thường thì khu này là nơi thăm hàng, đứng ngắm ngía của các cô các bà. Còn nếu đúng vào ngày thứ ba hàng tuần thì khu này rất đông các bà lão, các ông lão, tại sao? Nguyên do là đúng ngày này các khách hàng lớn tuổi, trên 64 tuổi, sẽ được giảm giá 25%, nghĩa là Bạn mua 10 đồng chỉ phải trả 7.5 đồng mà thôi. Những người lớn tuổi họ rất thích điều này.

 

 

Hình 5: Mỗi khi đến cửa hàng Goodwill, việc tôi thích nhất là đi thẳng đến là các gian hàng bày bán các đồ điện tử. Cập theo tường họ đặt các kệ tủ nhiều tầng, và bày ra trên đó đủ các thứ hàng mà họ có. Ở đây, Bạn mặc sức mà lục lạo tìm thứ mình muốn. Tôi nghĩ nếu Bạn muốn biết trong nhà các người dân sống ở nước Mỹ thường có loại máy móc thiết bị điện tử gì, Bạn hãy thường xuyên đến thăm các gian hàng này sẽ hiểu rõ.

 

Ở nhà bếp thì có máy mài dao, máy pha cà-phê, máy xay sinh tố, máy xay thịt, máy ly tâm làm khô thực phẩm, máy cưa xương, đủ loại lò nấu-chiên-xào-hầm-nướng, lò siêu âm, bếp gar, máy điều vị, máy đóng bao nhựa giữ đồ ăn, nhiều loại máy tẩy rữa (tẩy rữa với đủ mọi cách thức), máy ép khuôn làm bánh, máy hút khói, máy báo cháy, báo mùi... Ở đây tôi chưa thể kể ra hết được đâu, để rồi từ từ tôi sẽ cùng Bạn cùng nhau phân tích đi sâu vào phần mạch điện của các loại thiết bị này.

 

Ở văn phòng thì có máy in, máy Laptop, máy scan, máy điện thoại mẹ bồng con, máy cắt giấy, máy đụt lỗ, máy sưởi ấm, máy làm mát, đủ loại máy nghe nhạc, đủ kiểu máy xem hình như máy chiếu, TV, máy đếm tiền cắt, máy nhận dạng thẻ, ...Phải tốn nhiều thời gian chúng ta mới hiểu được hết các loại thiết bị này.

 

Tất cả các món hàng bày bán ở đây đều có dán mãnh giấy nhỏ ghi giá. Điều thích thú ở đây là Bạn có thể tháo ra ngồi xem tỉ-mỉ các bộ phận cấu tạo của máy, rồi tìm chổ cắm điện để thử, và khi trả tiền, Bạn còn được nhắc câu, trong vòng 3 ngày, nếu về nhà máy không hoạt động tốt Bạn có thể mang đến cửa hàng đổi món hàng khác (ở Goodwill Store, trả hàng không hoàn lại tiền mà chỉ cho đổi các món hàng khác có giá trị tương đương).

 

 


Hình 6: Một thiết bị xử lý ảnh. Hôm nay vào Goodwill Store tôi nhìn thấy một hộp điện tử PictureMate dùng làm Lab xử lý hình của hãng Kodak, tôi định mua thiết bị này về để nghiên cứu chơi. Nhưng nhìn giá dán trên hộp là 19.99 đô nên thôi, hơn nữa nó không có tài liệu và các sách hướng dẫn đi kèm, cũng không biết các phụ kiện đi theo gồm có những gì, nếu thiếu thì phiền, nên càng có ý thôi không đụng tới nó. Nhưng do ở đây người mua có quyền tự do xem xét, tháo mở các món đồ trên tay, nên tôi cũng để thời gian cho việc ghi lại hình ảnh và tìm hiểu cách ứng dụng đại khái của nó.

 

Ở cửa hàng Goodwill nếu Bạn thích Bạn có thể vào đây đi thực tế, học hỏi đủ thứ các thiết bị công cụ mà Bạn bắt gặp trong cửa hàng, đó là điểm hay của dạng cửa hàng này ở Mỹ. Tuy nhiên, do là vậy, nên có nhiều người cẩu thả, khi tháo xem một thiết bị lại không ráp lại hoàn chỉnh, bỏ lung tung, vì vậy, khi mua đồ ở Goodwill Bạn phải mất thời gian đi tìm gôm lại các thứ linh tinh của một món đồ, như dây cắm tín hiệu, hộp nguồn, hay các sách hướng dẫn, các bộ đĩa phần mềm của máy...Vào đây, Bạn đừng vội vã sẽ chắc chắn tìm mua được nhiều thứ hay lạ, mang về phân tích học hỏi và tìm cách chuyển đổi ra các ứng dụng thần sầu khác, biết đâu (ai biết được) việc làm này của Bạn sẽ đưa đến các phát minh mới thì sao? Lúc đó khoái hết biết nhé! Phải không Bạn?

 

 

 


Hình 7: Bàn là phun sương. Nói đến các dụng cụ ủi-là quần áo thì trong cửa hàng Goodwill nhiều không thể kể hết. Chúng ta biết vấn đề Ăn-và-Mặt ở Mỹ chiếm một trọng giá lớn trong cuộc sống của người dân ở đây. Quần áo, giặt ủi là công việc phải làm thường xuyên hàng ngày. Do quần áo lại có nhiều thứ, nhiều loại chất liệu may khác nhau nên việc giặt giũ cũng biến hóa theo cho phù hợp, chúng ta thấy có rất nhiều thứ bàn là (trong miền nam gọi là bàn ủi), là nóng, là khô, là phun hơi sương, là hút bụi và là tẩy các chất họ kim dính trên áo ...Khi đụng các dụng cụ này, trong bụng tự nghĩ, ở Việt Nam mình, việc ủi quần áo không quá cầu kỳ như ở Mỹ, nên đề tài này tôi thường bỏ qua. Nhưng nếu Bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu sâu thì hãy nhắn với tôi qua trang Web phuclanshop.com, tôi sẽ để tâm nghiên cứu giúp Bạn.

 

 


Hình 8: Các món hàng bày trên kệ. Trong đống đồ này, tôi chú ý đến một dụng cụ tẩy sạch các bụi có tính kim loại dính trên vãi bằng sóng siêu âm. Hộp này còn mới nguyên, tháo hộp ra kiểm tra theo tài liệu đi kèm thấy còn đủ cả các thứ. Tôi có ý mua nó về để phân tích học hỏi, giá bán ghi là 13.99 đô. Đến đây có thể Bạn sẽ hỏi tôi, sao cái gì cũng muốn phân tích tìm hiểu hết dậy? Tôi cười và trả lời Bạn: "Đó là ý thích của tôi, tôi nghĩ mình làm giáo viên dạy nghề điện tử, nên phải hiểu nhiều hơn học viên mới có thể tạo hứng thú cho các em học tập. Hơn nữa bản tính tôi là nhìn cái gì cũng muốn biết cho tường tận mới chịu. Âu đó cũng là cái nghiệp của tôi trong kiếp này chăng?". Giá 13.99 đô, giá này hơi cao đấy, với số tiền này tôi đã mua được một xe đạp cuộc hoàn hảo còn mới tinh, nhưng thôi không lẽ đi về tay không. Nên tôi đã bỏ thời gian xem thật kỹ các bộ phận của nó, khi đã hài lòng, tôi bỏ nó vào giỏ sách tay của cửa hàng và đi tiếp qua các gian hàng khác. (Phần phân tích dụng cụ này Bạn xem ở phần 2 của bài viết này).

 

 


Hình 9: Các kê sách. Sách ở đây là các sách hiến tăng, trên các kệ sách ghi giá đồng hạng. Với các sách bìa mềm là 0.99 đô và với các sách có bìa cứng là 1.99 đô. Ở đây, Bạn hãy đi từ từ và tìm mua các sách Bạn thích, đa phần là các sách tiếng Anh, năm khi mười họa mới có vài cuốn sách tiếng Hoa, tôi chưa thấy có cuốn sách chữ Việt nào, không biết tại sao? Sách kỹ thuật điện tử tôi muốn tìm thì không có hay tìm chưa ra, còn sách vi tính có nhiều.

 

Hôm rồi tôi mua được cuốn sách chữ Hoa "人就这麽一辈子" của Lưu Dung (刘墉) về đọc 1 lèo hết 125 đoản văn nói về chuyên đời người, thấy Lưu Dung viết cũng hay, cũng đáng công mình bỏ ra đi lùng. Tôi dịch một đoạn văn ngắn Bạn xem:

 

Ảo tưởng - Lý tưởng Hoài cảm. (Trang 111:  幻想,理想, 感怀)



* Đứa trẻ nhìn ngàn sao trên trời, nó nói đó là các con đom đóm bay chập chờn, liền muốn đưa tay lên để nắm bắt.

* Chàng thanh niên nhìn sao lại nói đó là muôn vạn vạn tinh tú, rồi sẽ có một ngày nào đó, con người sẽ chinh phục được các vì sao xa xôi này.

* Còn ông lão đứng ngắm sao đêm lại buộc miệng ta thán, đó là một tác phẩm thần kỳ của tạo hóa tô vẽ lung linh cho vũ trụ.

Từ việc nhìn sao trên trời mà nghiệm ra: Lúc là trẻ thơ, lúc còn chưa biết gì nhiều thì luôn có ảo tưởng trong đầu. Đến khi trưởng thành, tráng lực xung mãn thì mang trong người đầy lý tưởng đi chinh phục, cho đến khi về già lão thì chỉ còn lại nỗi niềm hoài cảm trong lòng mà thôi.

Kết luận: Có phải Ảo-tưởng, Lý-tưởng, Hoài-cảm là biểu hiện các thời kỳ của đời người trong cõi nhân sinh không?

Bạn thấy kết luận của Lưu Dung nói có đúng không? Khi về già chúng ta sẽ chỉ còn lòng thán phục tạo hóa, tuân phục thiên nhiên, đến khi lực tàn thì mới ngộ ra mọi thứ trên đời là do ai đó đã sắp bày. Nhưng còn lúc này, Bạn có đôi chân còn mạnh mẽ hãy đi về phía trước, các câu chuyện lạ kỳ ở cùng khắp mọi nơi còn đang chờ Bạn đến chiếm hữu nó. Hãy mau đi Bạn nếu để trễ thì không còn kịp nữa....
 

Khi tôi mua cuốn VIETNAM, A History của Stanley Karnow, lúc ở quầy trả tiền, tôi gặp các bà Mỹ già nhăn nheo, họ nhìn cuốn sách trên tay tôi và bắt đầu tán với tôi bằng giọng nhựa kẹo kéo. Họ nói "Họ rất yêu Việt Nam, họ là Bạn của Việt Nam" và khi họ biết tôi là người từ Sài Gòn mới qua họ còn định kết bạn và dạy Anh văn miễm phí cho tôi nữa. Tôi hỏi họ có thích các món ăn Việt Nam không? Họ trả lời nhanh "Yes, yes, I love Vietnamese Food". Ghê chưa, I love (Tôi yêu ...) nữa hơn cả I like (Tôi thích...), Tôi "Thank you"  chưa dám cho địa chỉ, số điện thoại tay vì còn lạ và tìm cách ra về êm...

 

 


Hình 10: các kệ sách, túi sách và đồ dùng ở nhà bếp. Ở khu này, Bạn có thể tìm mua các túi sách tay, tìm mua các dụng cụ nhà bếp và nó còn ở gần cửa kiểm hàng, nên hàng mới kiểm xong thường đẩy ra qua đây.

 

Tôi kể Bạn nghe một câu chuyện mai mắn có thật 100%. Có một người phụ nữ Việt mua một túi sách tay bằng da màu nâu, trong túi có túi, dạng túi kép rất thịnh hành ở Mỹ (Dĩ nhiên đều là đồ donation thôi). Người mua dĩ nhiên kiểm tra thật kỹ cả bên trong lẫn bên ngoài xem túi sách có bị sờn, bị phai màu hay bị rách không?  Good, vậy thì mua. Khi đến quầy tính tiền, thường người tính tiền cũng kiểm tra xem bên trong túi có bỏ thêm cái gì nữa không? Good, không thấy có gì, vậy là trả tiền, 6 đô và lấy túi sách về nhà. Không thể ngờ, khi về đến nhà, ngồi thông thã chậm rãi xem lại các ngăn trong túi sách thì phát hiện có một nhẫn hột soàn, 8 hột nhỏ sắp 2 hàng sáng long lanh, chiếu lấp lánh đến chóa mắt. Chuyện chưa hết,  ...Khi túi sách này gửi về Việt Nam cho người con của chị bán, bán  được 800.000 đồng (tiền Việt), phần trên Bạn đã biết túi sách kép này mua ở cửa hàng Goodwill chỉ có 6 đô. Và tôi cũng không biết người bỏ tiền mua cái túi sách này sẽ có gắp nhiều mai mắn nữa hay không?

 

Ở Mỹ chuyện gì cũng có thể xẩy ra, khi nào có dịp tôi sẽ còn kể cho Bạn nghe nhiều chuyện ly kỳ có thật 100% nữa.

 

 

 


Hình 11: Bày bán TV, tủ kệ, bàn ghế. Hình chụp cho thấy khu mua bán bàn ghế, tủ kệ và TV. Về bàn ghế thì không biết cửa hàng định giá ra sao, có cái rất đẹp thì giá quá rẽ, có cái xấu hơn thì giá lại quá đắc, tôi nghỉ có lẽ người định giá không rành về lãnh vược này chăng? Tôi mua 4 cái bàn xếp bằng gỗ chắt rất đẹp, có cả giá mang chỉ 3.99 đô, hôm rồi tôi hỏi mua chỉ một cái bàn tròn nhỏ mặt giả gỗ có 3 chân tròn gắn vào mặt bàn bằng ốc, giá lại ghi là 9.99 đô, thật khó hiểu quá, phải không?

 

Còn TV thì thôi tôi không bao giờ thèm rờ tới. Bạn hỏi tại sao? Tôi kể Bạn nghe: Ở Mỹ cái mà người ta bỏ ở lề đường nhiều nhất chính là TV. Qua Mỹ nhớ nghề, hơn nữa tôi còn muốn biết TV ở đây có board mạch điện ra sao? Sáng sáng đi một vòng phát hiện vài cái TV bỏ ở vệ đường, tôi ôm về tháo ra phân tích, lên mạng truy tìm sơ đồ mạch điện của máy, chỉ cần làm thực hành qua vài cái là đã thuộc nằm lòng cấu trúc mạch điện của các TV ở đây, nhờ vậy có thể sửa giúp được một số máy của bạn bè. Bây giờ trong nhà tôi phòng nào cũng có TV, tôi xem Worth Cup 2010 ở Nam phi trên cái TV 23 inch hiệu Sharp luộm ở cách nhà một block phố. Dưới tầng hầm nhà, tôi có cả chục cái TV đủ loại, lớn có nhỏ có, nhiều cái còn tốt vẫn "làm thịt" tháo lấy linh kiện ráp các mạch điện cho các ứng dụng khác. Về TV, khi có dịp tôi sẽ viết một bài dài về chủ đề này, giúp Bạn hiều biết nhiều hơn về vai trò cái TV trong các gia đình của người sống ở Mỹ.

 

 

Hình 12: Các kệ giày, dép. Hình chụp cho Bạn thấy, đủ thứ giày dép đều còn rất tốt, giày bày trên kệ, giày đổ đầy trong thùng, giày bày la liệt, cho nam có cho nữ có. Ở khu này lại nằm gần các ghế sofa, có nệm êm ngồi rất khoái, nên có nhiều ông già người Mỹ rãnh cứ vào đây, lựa một đống giày đủ kiểu, đến ngồi trên ghế sofa, xỏ thử từng chiếc, vừa mang giày vừa ngắm ngía. Tôi để ý, sau một buổi thử giày ông Mỹ này không mua một đôi nào?
 

 

 

Hình 13: Các kệ bày bán các đồ gia dụng gồm có đèn phòng, bình, ly chén... và các bức tranh lớn đặt nằm ở gốc kẹt nhà. Tranh ở đây nhiều người mua về chỉ để lấy khung. Vào đây vài lần tôi để ý, ở gốc phòng này là nơi nhiều người dùng để giấu đồ. Có một thanh niên người Hoa, nhanh tay hơn tôi chụp được một máy laptop hiệu Toshiba giá 50 đô vừa đẩy từ phòng kiểm hàng ra. Sau một lúc thử tới thử lui, tôi thấy anh ta có vẽ ưng ý, nhưng dường như, không đủ tiền để mua, tôi thấy anh ta có vẽ chần chừ nhìn quanh, sau một lúc anh đi đến gốc phòng nơi để các khung hình, thoáng thấy anh sắp xếp lại các bức tranh và nhéc giấu máy laptop trong đó. Tôi đoán anh ta  muốn giữ lại món đồ để  khi có tiền sẽ đến lấy. Mấy lần sau vào đây, tôi không thấy cái  laptop đó nữa.  Muốn mua được đồ tốt, đồ rẽ Bạn có thể tìm các thứ mà người ta đã bỏ công chọn lựa nhưng không mua, thường các thứ đồ này đều có chất lượng tốt. Đó là kinh nghiệm của một cô bạn người Việt nói cho tôi biết.

 

 

 


Hình 14: Kệ bày bán ly tách chén thủy tinh. Bạn nhìn hình thì thấy các dãy kệ trên đó bày ra đủ thứ ly tách chén đĩa thủy tinh. Hãy vào đây mà nhìn mà học biết cách sử dụng các kiểu ly tách. Uống tra nên dùng loại ly nào, uống bia nên dùng loại ly nào, uống rượu đỏ nên dùng loại ly nào, rượu mạnh nên uống bằng loại ly nào, có đủ cả. Ôi! Đủ thứ đủ kiểu, ly mỏng ly dầy, ly nhẹ ly nặng, ly trong ly đục, ly có đĩa, ly không đĩa, ly trơn ly nhám... Đây là khu mà các bà nội trợ rất thích ghé qua. Mỗi món đồ ở đây đều ghi đồng giá, 0.50 đô một món. Khi Bạn mua vài cái ly cái chén, lúc ở quầy tính tiền, người phục vụ hình như không để ý đến việc Bạn mua nhiều hay mua ít, vẫn vui vẽ nói cười, vẫn sẽ lấy giấy báo bọc lại cẩn thận cho từng cái ly cái chén cái đĩa rồi mới bỏ vào bao giúp Bạn. Lúc nào Bạn cũng được phục vụ thật ân cần (Về cách phục vụ này ở bên Nhà thì hơi khó tìm khó gặp, phải không?).

  

 

Hình 15: Các gian hàng quần áo với giá ghi trên bảng. Hình chụp cho thấy các dãy gian hàng bày bán quần áo. Các áo quần được treo trật tự theo từng nhóm đã được phân theo loại. Trước các dãy hàng người ta treo bảng giá ghi rõ giá bán của mỗi cái. Cần gì Bạn cứ vào đây chọn, chọn xong đến phòng thử đồ, mặc thử,  nếu không vừa ý thì bỏ lại ở ngoài phòng thử sẽ có người mang loại áo quần này đi sắp xếp lại. Trung bình giá một cái quần cái áo là khoảng 4.99 đô. Bạn nhớ, trong một năm chỉ có một ngày, ngày giảm giá, hôm đó Bạn mua bất cứ thứ gì cũng chỉ có 3 đô. Nhiều người nhờ biết và nhớ ngày này nên đến đây mua được rất nhiều đồ mà chỉ phải trả số tiền rất thấp.

  

 

Hình 16: Một radio có hệ thống báo giờ, rín hiệu ru ngủ, đặc biệt có đèn chiếu, rọi số giờ-phút lên tường. Đây là cái Radio AM/FM  có tính năng dùng để báo giờ, đặc điểm của nó là có thể tạo ra nhiều dạng âm thanh ru ngũ như tiếng sóng biển vổ vào bờ, tiếng rì rào mưa rơi, tiếng chim kêu, tiếng lá thổi xào xạt... Một đặc điểm hấp dẫn khác của nó là có một ống đèn chiếu sáng màu xanh tím dùng để rọi 4 con số của đồng hồ lên tường, nhờ vậy trong đêm tối lúc nào nhìn lên tường Bạn cũng biết được lúc đó là mấy giờ, mấy phút rất tiện dùng. Nếu Bạn có chỉnh hẹn giờ, khi đến giờ nó sẽ báo bằng tín hiệu radio AM hay FM. Bạn có thể chọn thời gian Sleep để mở máy ru ngủ trong thời gian qui định, như 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút... Nếu Bạn chọn 30 phút, máy sẽ phát tín hiệu ru Bạn ngủ trong 30 phút thôi và sẽ tự tắt. Hình dạng máy rất đẹp, giá bán khoảng 4.99 đô. Với tôi đây là một đề tài thích thú, nhất là phần đèn rọi đồng hồ lên các mặt tường, tôi đã mua một cái tương dạng ở nhà rồi, khi có dịp sẽ phân tích loại thiết bị này, Bạn hãy chờ xem trên mục "Trao đổi học tập"  trên trang web phuclanshop.com.

 

 


Hình 17: Xe hơi có bộ điều khiển từ xa. Đây là loại xe hơi điều khiển bằng hộp Remote dùng tần số sóng vô tuyến dân sự 27MHz, xe có kích thước lớn và chạy nguồn pin nạp công suất lớn (pin 6 volt kích thước to). Tôi biết có nhiều Bạn trẻ mê môn điện tử chỉ là do mê loại thiết bị điều khiển từ xa này thôi, có Bạn còn muốn chế tạo loại máy bay không người lái, tàu lượng không người lái, robot thông minh tự đi không người lái.  Với các Bạn trẻ này, tôi khuyên Bạnhãy bắt đầu học mạch từ các thiết bị đồ chơi dễ tìm này, sau đó học thêm cách dùng các IC  lập trình, khi đã hội đủ các kiến thức, việc chế tạo các thiết bị viễn khiển sẽ trong tầm tay của Bạn thôi. Hiện nay, tôi đã mua được một thiết bị điều khiển dùng hai quạt quay làm ống thổi gió để lái một khinh khí cầu đến bất cứ nơi mình muốn, dĩ nhiên chỉ là đồ chơi trẻ em của Hàn Quốc. Khi nào phấn tích xong, tôi sẽ viết bày để Bạn tham khảo, chờ nhé!

 

 

Hình 18: Gian hàng bán các đồ trang sức. Ở đây bày bán các đồ trang sức, như dây đeo, huy hiệu, nhẫn..., thường là đồ trang sức giả, tôi thấy có nhiều huy hiệu có tính kỷ niệm, đa số những người Mỹ lớn tuổi ghé qua gian hàng này. Họ tìm mua các biểu tượng nhỏ có ý nghĩa đối với cá nhân. Vào khu này thường có người trông coi không tự do nhưng các khu khác, các món đồ bán không ghi giá, Bạn sẽ được báo giá ở quây tính tiền.

 

 

Hình 19: Giá treo bán các dây lưng nam nữ  đủ loại đủ kiểu, thích thì lấy thử và thường 3.99 đô 1 sợi, giá này rẽ phải không?

 

 

Hình 20: Các người khách hàng đang chờ đến lượt mình trả tiền, nhiều người mang con nhỏ theo, họ đặt con nằm trong nôi và để nôi lên xe đẩy đi lòng vòng để chọn hàng, khi chọn xong thì tụ lại tán chuyện, không khí rất hòa nhã không nôn nóng chen lấn trong hàng. Sắp hàng trong trật tự chờ tới phiên mình là một đặc điểm của dân Mỹ, người già người tàn tật luôn được nhường chổ để được giải quyết trước. Tôi tự hỏi khi nào dân mình có được thói quen tốt này, khi nào hả Bạn?

  

 


Hình 21: Chổ trả tiền. Người thu tiền đều là các thiện nguyên viên (làm không lương), bà ta (hay ông ta) ghi vào máy giá tiền của từng món đồ, có món đồ nào không biết được giá, bà sẽ phone vào bên trong để hỏi. Khi tính tiền xong, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện số tiền Bạn phải trả. Bạn trả tiền và sẽ được máy in ra một tờ bill ghi lại các món đồ Bạn đã mua, hãy giữ tờ bill này để khi có món hàng nào mà Bạn không vừa ý Bạn có thể mang đến cửa hàng để đổi món hàng khác. Những người thu tiền rất vô tư và vui tính, họ làm việc tự nguyện nên không nhăn-nhó-cào-nhào khách hàng, họ xem mọi người đến đây như bạn bè, nói chuyện hỏi thăm sức khỏe nhau. Nếu Bạn vào đây vài lần và đã quen mặt thì tính thân tình sẽ như bằng hữu. Ở quầy thu tiền luôn có một không khí rất được nhiều người già ưa thích, vì vậy có thể nói Bạn sẽ gặp rất nhiều người lớn tuổi trong các cửa hàng Goodwill.

 

 


 

Hình 22: Hình chụp cho thấy bên hông của cửa hàng Goodwill gần nhà tôi. Vào hạ, dưới chân tường chỉ còn có chút đất cũng mộc lên các nhành cây xanh tươi và đầy hoa khoe sắc, bên cạnh cửa hàng là đường đi bộ và cũng là đường dành cho xe đạp chạy. Nó nằm bên cạnh đường Massachussette 3A, đây là tuyến đường quan trọng ở vùng Đông Bắc Mỹ, ở đây đường 3A chạy cặp theo bờ biển Đại Tây Dương, đường rộng xe chạy nhanh nhưng rất trật tự nên Bạn cũng dễ băng ngang qua đường, chung quanh khu này có rất nhiều các cửa hàng lớn khác, như Stop&Shop, CVS/Phamacy, Roxie...và cũng có rất nhiều các cửa hàng nhỏ nhỏ của tư nhân nữa.

 

Bạn hãy băng qua đường, bên kia là dòng sông thông ra biển, ở đó một dãy băng gỗ nằm dưới tàng cây đang chờ Bạn ngả lưng ngồi nghĩ, ở đây Bạn cứ nhìn trời cao trong xanh, đưa mắt nhìn ra biển Đại Tây Dương xa mờ với đàn hãi âu bay lượng lúc đến gần lúc bay ra xa. Đại Tây Dương là biển lạnh, tôi đã xuống tắm và nếm được mùi nước biển mặn và cái lạnh tê người của biển này, lòng cũng cảm thấy thích và sao lúc này nhớ bãi biển nhỏ quê nhà Gò Công quá.

 

 


 

  

Phần 2: Máy tẩy rữa dùng sóng siêu âm.

 

Ở Mỹ việc tẩy rữa là công việc rất thường xuyên của mọi gia đình. Ở nhà bếp phải tẩy rữa hàng ngày, phòng tắm, nhà vệ sinh cũng phải tẩy rữa thường xuyên...Trong nhà ngoài vườn chổ nào cũng cần chà lau cho bóng lưỡng, cho sạch sẽ, có lẽ do vậy mà dụng cũ tẩy rữa có rất nhiều dạng rất nhiều kiểu thức và rất nhiều chủng loại.

 

 

 

 

 


 

 Người soạn, giáo viên dạy nghề: Vương Khánh Hưng.

  

 

 

Vui lòng để lại bình luận
  • online support profile

    vivian.wang.yun

    Kinh doanh linh kiện và thiết bị ngành điện tử và điều khiển điện
Top